Data Report from Qualtrics Survey as of July 4th, 2020.
Giờ và thời gian trả lời khảo sát
Key insights:
Số lượng khảo sát nhận được tăng nhiều nhất là sau khi đăng pinned post vào ngày 30 tháng 6. Xét về giờ/thời gian trong ngày mà khảo sát đi vào, trung bình các khung giờ nóng là sau 8PM. Tuy nhiên, sau khi đăng pinned post, có một số lượng lớn khảo sát nhận được vào lúc 9AM. Những khảo sát này có thể đến từ: (1) Du học sinh, (2) Những người đi ngủ sớm và sáng dậy mới thấy bài đăng nên làm luôn.
Độ tuổi và thời gian hoàn thành khảo sát
Khi chạy boxplot(log(df$Duration))
, có thể nhận thấy khá nhiều ngoại lai (outliers). Ví dụ, dữ liệu có ghi lại những trường hợp người làm khảo sát hoàn thành trong 631214 giây (175 tiếng?!) hoặc 169333 giây (47 tiếng?!). Những số liệu này có thể là những người đang làm một nửa xong để đấy vài hôm sau quay lại làm tiếp, nên sẽ bị tính cả những khoảng thời gian không dành để làm khảo sát. Vì vậy, tốt hơn hết là loại bỏ những ngoại lai này.
Sau khi loại bỏ ngoại lai, mối quan hệ giữa độ tuổi và thời gian được làm khảo sát được thể hiện trong biểu đồ sau:
Key insights:
Correlation Coefficient | Before eliminating outliers | After eliminating outliers |
---|---|---|
Values | 0.05402144 | 0.05442281 |
Hệ số tương quan (correlation coefficient) trong cả hai trường hợp đều khá gần với 0 nên không hẳn có mối liên hệ nào giữa tuổi của người làm khảo sát và thời gian họ hoàn thành khảo sát. Nhìn chung, mọi người đều mất trong khoảng 500 giây (8 phút) đến 2000 giây (33 phút) để hoàn thành khảo sát. Khảo sát khá dài nên việc người ta dành đến 30 phút để trả lời khảo sát cho mình cũng chính là một điểm thành công rồi đó.
Các thông tin liên quan đến giới tính của người làm khảo sát
Key insights:
- Về giới tính nói chung: Đa số những người làm khảo sát là Nữ (chiếm 67.5%). Số lượng Nam và LGBTQ+ chiếm khoảng 15%, chỉ bằng 1/4 số lượng Nữ. Thế nên một vấn đề mà team nên nghĩ tới hiện tại là làm thế nào để thu hút được thêm sự chú ý của Nam giới và cộng đồng LGBTQ+.
- Về kinh nghiệm du học: Số lượng du học sinh và những người học trong nước phân bố khá đều trong cả ba nhóm giới tính: Nhóm Nữ phân chia gần như 50/50; (hơi) đa số Nam và LGBTQ+ là những người học tập và làm việc tại Việt Nam.
- Về độ tuổi: Đa số mọi người rơi vào độ tuổi từ 18 đến 25: Nữ nhiều nhất là 22 tuổi, Nam nhiều nhất là 23 tuổi và LGBTQ+ nhiều nhất là 21 tuổi. Đáng chú ý là cũng có một số người ở độ tuổi cuối U20 đầu U30 tham gia khảo sát.
- Về trình độ học vấn: Đa số mọi người tham gia khảo sát đều đang học Đại học. Trong nhóm Đang học cấp 3 và Đã tốt nghiệp Đại học, số lượng Nữ làm khảo sát nổi trội hơn hẳn hai nhóm còn lại.
Các thông tin liên quan đến chi phí mà người làm khảo sát sẵn sàng chi trả cho một buổi hẹn hò
Nhìn chung thì phần lớn mọi người đều sẵn sàng chi trả 150,000 VNĐ trở lên cho một buổi hẹn hò. Đây là một điểm khá tốt vì số liệu này cũng phù hợp với budget mà team Event đã đặt ra cho sự kiện của mình.
Những biểu đồ ở dưới thể hiện cụ thể hơn về từng tiêu chí của những người làm khảo sát và khả năng tài chính của họ.
Key insights:
- Về giới tính: Phần lớn Nam đều sẵn sàng chi trả nhiều hơn trong một buổi hẹn hò. Cụ thể là khoảng 85% những người giới tính Nam làm khảo sát sẵn sàng trả trên 150,000 VNĐ và trên 50% sẵn sàng chi hơn 200,000 VNĐ. Tỷ lệ chi phí hẹn hò của nhóm Nữ và LGBTQ+ khá giống nhau, với khoảng 20% - 25% sẵn sàng chi hơn 200,000 VNĐ và hơn 50% sẵn sàng chi hơn 150,000 VNĐ.
- Về kinh nghiệm du học: Nhìn chung, những người đã/đang là du học sinh thường sẵn sàng chi trả ít hơn cho một buổi hẹn hò so với những người học tập và làm việc trong ở Việt Nam. Lý do có thể nằm ở việc số lượng du học sinh điền khảo sát nhìn chung ít hơn số lượng những người học trong nước (khi đổi sang thang %, sự chênh lệch về tỷ lệ giữa hai nhóm du học sinh và không phải du học sinh thực ra không nhiều). Nhưng cũng có một số cách giải thích khác, ví dụ như việc họ không có mong đợi nhiều vào những chương trình hẹn hò như thế này vì hiện tại họ cũng chưa ổn định cuộc sống ở một địa điểm nhất định.
-
Về độ tuổi và trình độ học vấn: Phần lớn những người sẵn sàng chi trả hơn 150,000 VNĐ cho một buổi hẹn hò sẽ rơi vào nhóm 20 đến 24 tuổi (Đang học/Đã tốt nghiệp Đại học). Tuy nhiên, khá là thú vị là tỉ lệ này cũng khá cao ở nhóm 18 tuổi (đang học cấp 3).
Tầm quan trọng của trình độ học vấn/nghề nghiệp và khả năng tài chính của đối phương đối với người làm khảo sát
Key insights:
Nhìn chung thì không có mối liên hện nào giữa độ tuổi của người làm khảo sát và tiêu chuẩn của họ về khả năng tài chinhs và trình độ học vấn/nghề nghiệp của đối phương. Tuy nhiên, có một linear association/relationship (cái này không biết dịch tiếng Việt sao… ) khá strong giữa tầm quan trọng của khả năng tài chính của đối phương và tầm quan trọng của khả trình độ học vấn/nghề nghiệp của đối phương, với hệ số tương quan là 0.7 khá gần với 1. Nói cách khác, những người có tiêu chuẩn cao về trình độ học vấn/nghề nghiệp của đối phương sẽ cũng sẽ có xu hướng quan tâm đến khả năng tài chính của đối phương; và ngược lại.
Correlation Coefficient |
---|
0.7105421 |
Độ sẵn sàng nghiêm túc với một mối quan hệ
Key insights:
Nhìn chung, nhóm Nam làm khảo sát có độ sẵn sàng nghiêm túc với một mối quan hệ cao nhất, sau đó đến nhóm LGBTQ+ và nhóm Nữ. Độ nghiêm túc của cả 3 nhóm trung bình rơi vào khoảng 60 đến 75. Dựa vào biểu đồ, nhóm Nữ có độ sẵn sàng nghiêm túc thấp hơn hẳn hai nhóm còn lại, tập trung vào khoảng từ 50 đến 75. Trong khi đó, độ nghiêm túc của nhóm Nam và LGBTQ+ tập trung vào khoảng 60 đến 100 (vô cùng nghiêm túc).
Độ quan trọng của tuổi và con giáp
Key insights:
Số lượng những người trả lời là đối với họ, sự tương xứng về tuổi và con giáp với đối tượng hẹn hò có quan trọng khá là ít, hầu hết rơi và nhóm Nữ, với một số lượng rất nhỏ trong nhóm Nam và LGBTQ+. Trong nhóm nữ, những người này rải rác ở tất cả các nhóm tuổi, nhiều nhất là ở khoảng 22 đến 24 tuổi. Thêm vào đó, tỉ lệ giữa những người có và không quan tâm đến sự tương xứng về tuổi và con giáp với đối tượng hẹn hò khá là tương tự giữa nhóm du học sinh và không phải du học sinh.
Những khó khăn mọi người thường gặp khi tìm kiếm đối tượng hẹn hò
Key insights:
- Đối với nhóm Nam: Phần lớn (khoảng 40% số người trả lời khảo sát) nói rằng họ thiếu thời gian và năng lượng để hẹn hò. Chỉ có một lượng rất nhỏ (chưa đến 5%) cảm thấy bất an/không tin tưởng người khác hoặc hấp tấp vội vã nên chọn sai người. Cái này cũng khá là dễ hiểu đối với Nam giới nói riêng và người trẻ Việt Nam (U20 và U30) hiện đại nói chung vì họ thường có xu hướng chú trọng vào gây dựng sự nghiệp, cùng với đó là cũng ít trường hợp cảm thấy không an toàn trong các mối quan hệ xã hội.
- Đối với nhóm LGBTQ+: Phần lớn (khoảng hơn 25% người trả lời khảo sát) nói rằng, (1) họ gặp bất đồng về định hướng, lý tưởng và hệ giá trị và/hoặc (2) thiếu thời gian và năng lượng để hẹn hò. Lý do cho khó khăn số (2) có thể giống với như đã giải thích ở trên. Còn khó khăn số (1) có lẽ là bởi những định kiến xã hội vẫn còn tồn đọng trong xã hội Việt Nam xoay quanh vấn đề giới tính.
-
Đối với nhóm Nữ: Nhóm Nữ có một sự phân bố khá đều ở tất cả các lý do. Cụ thể là khoảng 20% số người trả lời khảo sát nói rằng họ gặp những khó khăn như (1) thiếu thời gian và năng lượng để hẹn hò, (2) chưa hiểu bản thân muốn/cần gì, (4) khác định hướng, lý tưởng và hệ giá trị, và (4) không tin tưởng/cảm thấy bất an đối với những người xung quanh. Sự phân bố đều này khá là thú vị. Bỏ qua những lý do từ bên ngoài như vừa giải thích cho hai nhóm trên thì có một lý do từ bên trong là có thể do team nhiều nữ quá và hồi phỏng vấn lên ý tưởng survey cũng phỏng vấn nhiều nữ nên mình đưa ra những sự lựa chọn hợp với nữ hơn chăng?
Những điều dễ khiến cho người ta cảm thấy không thoải mái trong buổi hẹn đầu tiên
Key insights:
Có thể thấy một điểm chung giữa cả ba nhóm giới tính là phần lớn (25% đến 35% số người trả lời khảo sát từ mỗi nhóm) đều bận tâm về việc bản thân hoặc đối phương không biết cách dẫn dắt cuộc nói chuyện. Trong một buổi hẹn hò mà mình gặp nhau 1:1 mặt đối mặt thì đúng là việc có biết nói chuyện hay không chính là mối quan ngại lớn nhất… vì kiểu nếu không biết nói gì mà hai người cứ ngồi đó nhìn nhau trong im lặng thì cũng sẽ rất là khó xử. Gợi ý cho team Marketing là có lẽ mình sẽ thêm content về cách nói chuyện và dẫn dắt câu chuyện? Đặc biệt là khi (không biết ở Việt Nam hoặc nước khác thế nào) nhưng ở Mỹ thì phải gọi là kinh đô small talk rồi.
Đối với nhóm LGBTQ+ (khoảng 30%) và Nữ (khoảng 25%) thì việc đối phương hút thuốc và uống rượu bia cũng là một mối bận tâm khá lớn… Vì vậy team Event có thể cân nhắc hạn chế cồn và thuốc trong sự kiện? Thêm nữa là hơi ngạc nhiên là số lượng người cảm thấy bận tâm về vấn đề chia tiền lại nhiều nhất trong nhóm Nam (dù chỉ khoảng 10%).
Xếp hạng mức độ ưa thích những hoạt động trong một sự kiện hẹn hò
Key insights:
Dựa vào biểu đồ, nhìn chung hầu hết mọi người khi tham gia chương trình hẹn hò sẽ có ưu tiên số 1 là được dành thời gian tìm hiểu về đối phương mà mình được match, và ít ưu tiên nhất (xếp thứ 4) việc giao lưu gặp gỡ với tất cả mọi người tham dự chương trình. Những trải nghiệm khác như cơ hội học hỏi/khám phá bản thân và tham gia những hoạt động vui vẻ đang nhớ thường được xếp vào ưu tiên thứ 2 hoặc 3. Điều này khá là dễ hiểu vì khi tham gia chương trình hẹn hò và ghép đôi thì thường người ta sẽ muốn được tìm hiểu đối tượng của mình, hơn là quan tâm đến cả những người không liên quan. Thêm vào đó, việc hẹn hò cũng khá là riêng tư nên có lẽ nhiều người cũng sẽ ngại việc phải tiếp xúc với những người khác.